Bởi Thùy Min| 11:26:49 11/09/2020
Việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời ngày càng được ưa chuộng và cũng ngày càng nhiều vấn đề nảy sinh khi sử dụng bộ điện năng lượng này. Đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa thường xuyên bị mất điện. Tình trạng này xảy ra khiến người dân vô cùng bất tiện và ảnh hưởng đến công việc và đời sồng.
Việc mất điện liên tục ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt trong khi đã có hệ thống điện năng mặt trời. Các chủ sở đã cố gắng tìm cách thêm vào các bình ắc quy lưu trữ điện năng lượng để việc mất điện không còn xảy ra.
Dưới đây là 3 cách khác nhau giúp bạn có thể thực hiện thêm pin vào hệ thống điện năng lượng mặt trời lưu trữ của mình một cách chính xác nhất!
Cách cách thêm pin lưu trữ vào hệ thống điện năng lượng mặt trời
Cách 1: Phương pháp khớp nối AC
Bộ biến tần nối lưới cần có lưới điện để vận hành, chúng liên tục nhận biết điện áp và tần số của lưới điện cũng như sẽ tự động tắt nếu nó nằm ngoài phạm vi.
Trong một hệ thống điện năng lượng mặt trời khớp nối AC, biến tần hòa lưới được ghép nối với một biến tần ngoài lưới và ắc quy. Biến tần năng lượng mặt trời hoà lưới cung cấp 1 nguồn năng lượng thứ hai, giúp điều khiển hiệu quả biến tần hòa lưới để duy trì trực tuyến. Điều này cho phép bạn sạc pin và chạy các thiết bị cần thiết trong khoảng thời gian mất điện.
Ưu điểm của khớp nối AC
- Đây là cách dễ nhất để trang bị thêm ắc quy cho hệ thống của bạn, đặc biệt là đối với loại hệ thống sử dụng biến tần vi mô. Các pin lưu trữ điện năng lượng mặt trời liên kết khớp nối AC, được lắp đặt giữa biến tần hòa lưới và các tấm pin mặt trời. Biến tần hòa lưới có sẵn cũng không cần phải loại bỏ.
Nhược điểm của phương pháp khớp nối AC
- Những nguyên tắc nghiêm ngặt của biến tần và kích thước pin làm cho quá trình định cỡ bổ sung tương đối khó khăn. Hệ thống sẽ hoạt động kém hoặc hoàn toàn không hề hoạt động nếu biến tần hoặc pin lưu trữ bị định cỡ sai. Ngoài ra, nếu biến tần hòa lưới đang có quá lớn, thì việc ứng dụng phương pháp này có thể rất tốn kém.
Cách 2: Phương pháp khớp nối DC
- Trong hệ thống khớp nối DC, màng pin năng lượng mặt trời được kết nối trực tiếp với hệ thống pin lưu trữ bằng việc sử dụng bộ điều khiển sạc.
- Đây là cách hệ thống năng lượng mặt trời độc lập hoạt động, và nó có thể được thực hiện tương tự với hệ thống hoá lưới nếu chúng sử dụng một biến tần chuỗi.
- Bộ điều khiển sạc sẽ được cài đặt giữa mảng pin PV hiện có và biến tần hòa lưới của nhà bạn. Nó bao gồm một công tắc thủ công để chuyển đổi giữa chế độ hòa lưới và chế độ không hòa lưới. Nhược điểm của phương pháp này là nó không thể lập trình tự động được. Công tắc phải được bật/tắt bằng tay để chuyển đổi chế độ sạc pin.
- Biến tần dựa trên pin lưu trữ vẫn có thể tự động bật và cấp nguồn cho các thiết bị quan trọng của nhà bạn, nhưng mảng pin mặt trời sẽ không sạc pin cho đến khi bật công tắc. Vì vậy, bạn phải ghi nhớ và thực hiện thao tác để bật sạc năng lượng mặt trời cho pin.
Ưu điểm của khớp nối DC
- So với khớp nối AC thì khớp nối DC hoạt động với phạm vi rộng hơn của bộ biến tần ngoài lưới và kích cỡ pin lưu trữ điện.
Nhược điểm của khớp nối DC
- Công tắc chuyển đổi thủ công, có nghĩa là bạn phải tự mình bật công tắc nếu như muốn sạc pin chứ không hoạt động tự động. Nếu bạn quên hoặc không cài đặt, hệ thống của bạn sẽ vẫn cung cấp năng lượng dự phòng, nhưng ắc quy sẽ không sạc năng lượng mặt trời cho đến khi bạn bật công tắc trên bộ điều khiển sạc.
Cách 3: Phương pháp thay thế biến tần hòa lưới bằng biến tần tích hợp lưu trữ
- Phương pháp cuối cùng này thường sẽ tốn kém nhất: bạn sẽ phải thay thế biến tần đang có của mình bằng một loại biến tần khác có khả năng kết nối với pin lưu trữ.
- Phương pháp này sẽ là lựa chọn linh hoạt nhất, dễ dàng hoạt động và rất thuận lợi cho hệ thống điện mặt trời hoà lưới bạn đang sở hữu. Có một số bộ biến tần trên thị trường được thiết kế đặc biệt để chứa bộ lưu trữ năng lượng cho hệ thống hòa lưới.
- Lựa chọn lý tưởng nhất, chính là bạn hãy thay thế biến tần đang có của mình bằng một biến tần có cùng kích thước và có thể sử dụng cùng một hệ thống dây kết nối.
- Trong nhiều trường hợp, giải pháp này sẽ là thích hợp hơn 2 phương pháp trên, vì các bộ biến tần này được thiết kế từ đầu với mục đích rõ ràng là tích hợp lưu trữ điện mặt trời. Chúng sở hữu những tính năng thú vị như lưu trữ năng lượng và bán lại cho công ty điện lực trong thời gian cao điểm để tận dụng tối đa lợi ích cho bạn.
- Phương pháp này không được khả thi cho lắm đối với các hệ thống năng lượng mặt trời sử dụng biến tần vi mô vì phải rất tốn công sức để tách những cái cũ ra và tạo liên kết mới trên từng tấm pin mặt trời. Vì vậy trong trường hợp đối với biến tần vi mô, thì giải pháp khớp nối AC có vẻ khả thi và tốt hơn.
Ưu điểm
- Thích hợp với hầu hết các loại hệ thống PV.
- Ngoài khả năng lưu trữ năng lượng còn có thêm nhiều tính năng bổ sung tiện lợi.
Nhược điểm
- Đây là tuỳ chọn tốn kém chi phí nhất, đặc biệt là đối với các hệ thống đang sử dụng biến tần vi mô.
Hi vọng tất cả thông tin mà Ves vừa chia sẻ trên đây sẽ có ích với bạn đọc, giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về một bộ phận khá quan trọng trong hệ thống điện năng lượng mặt trời lưu trữ.
Ves mong rằng qua bài đọc này sẽ giúp bạn phục vụ được nhu cầu của mình mỗi khi cúp điện.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua website: https://ves-vn.com/
Nguồn Tổng Hợp – Team Content 1